Thiet ke cuoc doi logo

Mất định hướng nghề nghiệp – Đâu mới là lối đi dành cho bạn?

Định hướng nghề nghiệp là một trong những kỹ năng quan trọng và là bước đầu tiên giúp bạn đạt được thành tựu trong công việc. Có một số người nghĩ việc này rất đơn giản nhưng thực tế thì không. Có rất nhiều người ngoài kia không tìm được công việc yêu thích hoặc thậm chí còn cảm thấy chán ghét công việc mình đang làm. Nếu bạn đang ở trong những trường hợp như thế thì cũng đừng quá lo lắng! Trong bài viết này, Thiết Kế Cuộc Đời cùng bạn tìm ra hướng đi trong sự nghiệp của mình.

Mất định hướng nghề nghiệp xảy ra khi nào?

Mất định hướng nghề nghiệp có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, những người ở tuổi đôi mươi lại dễ ở trong tình trạng này nhất. Bạn không tin sao? Vậy hãy thử đọc và suy ngẫm xem có hình bóng của bản thân trong những trường hợp dưới đây không nhé!

Năm 18 tuổi, vì không biết ngành học nào phù hợp với bản thân, bạn quyết định chọn một ngành đang là xu hướng hoặc nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ. Đến khi bắt đầu học đại học, bạn nhận ra mình không thích ngành học này, không thích ngôi trường này nhưng lại chẳng biết nên dừng lại hay tiếp tục học. Bỏ học thì tiếc tiền bạc và thời gian, tiếp tục thì lại không cảm thấy vui vẻ.

Năm 22 tuổi, bạn đã làm qua rất nhiều công việc nhưng vẫn chưa tìm được nghề mà bản thân yêu thích. Bởi vì ngay cả bạn cũng không biết mình thích gì, muốn làm gì và làm vì điều gì. 

Năm 27 tuổi, bạn quyết định ổn định cuộc sống với một công việc được cho là phù hợp nhất. Mỗi ngày đến công ty, bạn đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi phải làm những công việc giống nhau. Bạn thường xuyên cảm thấy buồn chán và thậm chí nghĩ đến việc bỏ cuộc. 

Cứ cố gắng một cách vô định, bạn cuối cùng cũng bước sang tuổi 30, không có đam mê cũng không có thành công trong sự nghiệp. Bạn luôn cảm thấy thất bại, giận dữ và không nhìn thấy tia hy vọng ở tương lai phía trước.

Nếu bạn đã hoặc đang mất định hướng nghề nghiệp và tự tìm được nguyên nhân, hướng đi cho bản thân thì bạn thực sự là người rất may mắn. Có rất nhiều bạn trẻ bởi vì không có mục tiêu công việc, không tìm thấy định hướng cho cuộc đời nên đã quyết định bỏ mặc số phận. Họ không thực sự sống mà chỉ tồn tại cho qua ngày và điều này đã khiến họ đánh mất rất nhiều thứ: thời gian, tiền bạc, tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết,… 

Vì sao bạn lại mất định hướng nghề nghiệp?

Nếu bạn đã hoặc đang ở một trong những tình trạng trên thì bạn nên biết rằng điều này xảy đến không phải là “tự dưng”. Nó là kết quả của quá trình bạn học tập, làm việc. 

vì sao bạn lại mất định hướng nghề nghiệp?

Không học hỏi: Khi còn trẻ, bạn chỉ tập trung học lý thuyết, không chịu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đến khi đi làm, bạn lạ lẫm với tất cả mọi thứ và liên tục phạm sai lầm trong công việc. Bạn dần trở nên bị động, không muốn học hỏi những kiến thức mới và rồi bị tụt lại phía sau.

Không có định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu: Nếu bạn chỉ đơn thuần theo đuổi một lĩnh vực công việc dựa trên xu hướng thị trường, hoặc nghe theo lời khuyên từ gia đình và bạn bè mà không cân nhắc đến điểm mạnh và sở thích của bản thân thì khi đi làm, bạn sẽ có xu hướng nhảy việc thường xuyên. Điều này có thể khiến bạn có tâm lý “không ổn định”. Nhiều khi công việc mới không tốt bằng công việc cũ khiến bạn cảm thấy thất vọng. 

Không có cơ hội phát triển: Việc mất định hướng nghề nghiệp có thể xảy ra khi bạn không thấy được cơ hội phát triển với công việc hiện tại. Có thể rất lâu rồi bạn chưa được tăng lương, thăng chức và điều này khiến bạn cảm thấy muốn từ bỏ công việc hiện tại.

3 việc bạn nên làm để tìm ra hướng đi cho mình

Câu hỏi mà nhiều bạn sẽ đặt ra cho bản thân khi bị mất định hướng có lẽ là “Mình nên làm gì bây giờ đây?”. Nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng chưa có kết quả hoặc chưa biết cách để tìm ra hướng đi cho mình, thì dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn.

3 việc bạn nên làm để tìm ra hướng đi cho mình

Dành thời gian cho bản thân

Để tìm được hướng đi cho sự nghiệp của mình, bạn cần phải dành thời gian để nhìn lại bản thân. 

Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân: “Mình thích cái gì?”, “Mình thích làm công việc như nào?”, “Mình đi làm vì điều gì?” và ghi câu trả lời vào một tờ giấy. Nếu bạn thích một công việc được ra ngoài và liên quan đến viết lách thì bạn có thể theo đuổi công việc trong ngành báo chí. Hoặc nếu bạn yêu trẻ con, bạn có thể sẽ phù hợp với nghề giáo viên. 

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn cho bạn. Vậy nên, đừng vội vàng, cứ bình tĩnh tìm hiểu chính mình.

Xác định điểm mạnh và điểm yếu

Một công việc phù hợp không chỉ dựa trên những điều bạn thích mà còn dựa trên những điều bạn giỏi và những việc bạn làm chưa tốt. Tuy nhiên, việc hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đôi khi khá khó khăn nên bạn có thể sử dụng một vài phương pháp dưới đây để xác định.

Lắng nghe lời nhận xét: Đôi khi những người xung quanh sẽ hiểu bạn hơn chính bản thân bạn. Bởi vì họ sẽ đưa ra những lời nhận xét khách quan nhất về bạn. Ví dụ, nếu bạn bè và gia đình khen bạn có khả năng giao tiếp tốt, bạn có thể tìm kiếm những công việc như: diễn giả, giáo viên,…

Nhìn lại quá trình làm việc: Trong tất cả các công việc mà bạn đã làm, công việc mà bạn coi trọng và đánh giá cao nhất là gì? Khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể xác định được loại công việc mà bạn đặc biệt yêu thích. 

Trong quá trình làm việc, thử thách lớn nhất mà bạn đã phải đối mặt là gì? Điều gì đã ngăn cản bạn tiến xa hơn? Hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn tránh các sai lầm khi chọn công việc tiếp theo.

Và cuối cùng, tại sao bạn quyết định rời bỏ công việc đó? Khi bạn trả lời câu hỏi này, bạn nên cố gắng liệt kê một cách cụ thể những lý do cá nhân và khách quan. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những mong muốn thực sự của bản thân và định hướng sự nghiệp tương lai của mình.

Sử dụng bản báo cáo Thấu hiểu bản thân: Báo cáo Thấu hiểu bản thân được sinh ra như hành trang cho cuộc hành trình khám phá bản chất thật sự của bạn và khai phá những năng lực tiềm ẩn. Dựa vào ngày tháng năm sinh và họ tên, bản báo cáo sẽ phân tích điểm mạnh, điểm yếu và năng lực trội của bạn thông qua 17 chỉ số, bao gồm: Chỉ số ngày sinh; Chỉ số thái độ; Chỉ số đường đời; Chỉ số linh hồn; Chỉ số nhân cách; Chỉ số sứ mệnh,… Đây là một cách thức vô cùng đơn giản để bạn thấy rõ được bản thân của mình có những khả năng gì và phát triển tốt hơn ở những ngành, công việc có tính chất như thế nào. Với những luận giải chi tiết về bản thân, bạn sẽ thấy được những góc độ mới trong tính cách và tiềm năng ẩn sâu trong con người mình. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được những quyết định tốt hơn. 

Xem thêm: Số ưu thế trong thần số học – Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu

Nghiên cứu thị trường việc làm 

Nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường việc làm là điều vô cùng cần thiết để thoát khỏi tình trạng mất định hướng nghề nghiệp. Bạn có thể tham gia các buổi hướng nghiệp hoặc các chương trình thực tập tại các công ty. Tại các buổi hướng nghiệp này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các nghề nghiệp với những chia sẻ và lời khuyên từ các chuyên gia. Bên cạnh đó, đăng ký tham gia các webinar, workshop về công việc bản thân yêu thích cũng là một trong những lựa chọn sáng suốt để các bạn học hỏi, trau dồi kiến ​​thức và kỹ năng chuẩn bị cho bước đường tiếp theo.

Tổng kết

Trạng thái “lạc lối” trong sự nghiệp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với bất kỳ ai chứ không phải chỉ riêng bạn. Vì thế, học cách thấu hiểu và phát triển bản thân để giữ được thăng bằng trong cuộc sống sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể vượt qua không chỉ hoàn cảnh này mà còn là bất cứ “sóng gió” nào trong sự nghiệp.

>>> Xem thêm: Thần số học nghề nghiệp: Định hướng dẫn đến sự thành công

Mục lục

ĐỌC THÊM

Bài viết liên quan